Đối lưu không khí trong nhà ống luôn là vấn đề đối với chủ nhà khi thời tiết thay đổi. Làm thế nào để đảm bảo không khí trong nhà luôn được thông thoáng, tránh được cảm giác nóng nực và ngột ngạt? Đừng lo lắng, bởi Tamsudemkhuya.net sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này và đưa ra các giải pháp để không khí trong tổ ấm của gia đình bạn luôn trông thoáng và sạch sẽ.
1. Tại sao cần đối lưu không khí trong nhà ống?
Có thể thấy, hiện nay các khu chung cư hoặc căn nhà ống được xây dựng liền kề nhau ngày càng phổ biến. Các căn nhà thường có diện tích khá nhỏ, “lọt thỏm” giữa những ngôi nhà xung quanh. Điều này dẫn đến không khí bên trong ngôi nhà thường bí bách và ngột ngạt hơn.
Đây cũng chính là lý do tại sao ngày nay hệ thống đối lưu không khí trong nhà ống được nhiều gia chủ quan tâm. Sử dụng hệ thống thông gió giúp cho nhà ống luôn có không khí trong lành, thoáng mát hơn. Hơn nữa, việc bố trí hệ thống đối lưu còn giúp gia chủ tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ thay vì sử dụng điều hòa hay quạt. Hệ thống đối lưu không khí trong nhà giúp cho không khí tự nhiên được lưu thông và lan tỏa khắp căn nhà.
2. Những sai lầm phổ biến trong đối lưu không khí trong nhà ống
Trong thiết kế hệ thống đối lưu không khí trong nhà, nếu chỉ tập trung vào phương pháp này thì chưa đủ. Xem ngay những sai lầm thông thường dưới đây khi thiết kế nhé!
2.1 Thiết kế cửa sổ đón gió và thoát gió cùng phía
Một trong những cách đối lưu không khí trong nhà ống hiệu quả là bố trí cửa sổ đón gió. Khi bố trí cửa sổ đúng cách sẽ giúp không khí được lưu thông, tuy nhiên nhiều gia chủ không chú ý tới chức năng này. Thay vào đó là bố trí cửa sổ đón và thoát gió quá gần nhau, vô tình làm cho không khí trong nhà bị tù đọng, khó lưu thông.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng này gia chủ nên bố trí cửa sổ đón gió và thoát gió đối diện hoặc chéo nhau. Lúc này không khí mới đảm bảo lưu thông dễ dàng và hiệu quả.
2.2 Sử dụng quạt quay lưng vào cửa sổ
Nhiều gia chủ lầm tưởng rằng, khi bật quạt quay lưng về phía cửa sổ có thể mang thêm không khí tự nhiên vào nhà. Tuy nhiên nếu phòng chỉ có một cửa sổ thì đó lại là sai lầm lớn. Bởi mặc dù căn phòng được lấp đầy bởi không khí lấy từ bên ngoài nhưng lại không được lưu thông ra ngoài. Điều này sẽ làm cho không gian trở nên ngột ngạt, bụi bẩn ứ đọng, rất dễ khiến gia chủ mắc một số căn bệnh về hô hấp. Để tránh được sai lầm trên, gia chủ nên gắn quạt trần đối lưu không khí, giúp không khí trong phòng dễ dàng lưu thông hơn.
2.3 Không bảo vệ hệ thống thông gió
Dù là cửa sổ, giếng trời hoặc các khe thông gió đều rất dễ bị bụi bám và bị ảnh hưởng bởi mưa hắt. Trong mùa mưa, chúng cũng dễ bị côn trùng xâm nhập. Điều này cũng là một trong những sai lầm thường gặp khi các gia chủ không chú ý đến việc bảo vệ hệ thống đối lưu không khí trong nhà ống. Vì vậy, khi bố trí, chúng ta cần phải bảo vệ và vệ sinh định kỳ để giữ cho không khí trong nhà luôn thoáng sạch và tránh các tác động từ môi trường.
3. Mẹo đối lưu không khí trong nhà ống hiệu quả từ chuyên gia
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau giúp đối lưu không khí trong nhà ống, từ việc sử dụng áp lực gió đến các giải pháp nhân tạo. Dưới đây, Tamsudemkhuya.net đã tổng hợp và cung cấp các phương pháp đối lưu không khí tự nhiên cho nhà ống, rất hiệu quả và tiết kiệm.
3.1 Thiết kế giếng trời
>> Cách tạo độ ẩm trong phòng máy lạnh đơn giản hiệu quả
>> Sensor là gì trong điều hòa
>> Nghệ thuật làm dâu thu phục mẹ chồng khó tính
Phương pháp đối lưu không khí trong nhà thông qua hệ thống giếng trời đã không còn xa lạ vì tính hiệu quả và tác dụng của nó.
Hệ thống giếng trời sẽ kết hợp với cửa chính hoặc các cửa sổ trong nhà ống để đưa không khí vào. Nhờ đó, không khí trong lành sẽ được cung cấp và không gian sống được đối lưu, đồng thời khí nóng trong nhà cũng được xả ra ngoài trên mái. Ngoài việc cung cấp không khí trong lành, hệ thống giếng trời còn mang lại ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho gia đình.
Khi kết hợp với cầu thang, giếng trời còn tăng thêm hiệu quả. Theo các chuyên gia, nếu nhà phố bị bao quanh kín mà không có cửa sổ thoát khí, thì hệ thống giếng trời là giải pháp tối ưu để thông gió. Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời, gia chủ cần phải lắp đặt hệ thống che chắn và bảo vệ hợp lý để tránh mưa rơi vào nhà.
3.2 Bố trí ống thông gió mái nhà
Hệ thống ống thông gió là phương pháp thông gió tự nhiên, giúp tiết kiệm chi phí. Không khí trong nhà có thể dễ dàng vận chuyển ra ngoài mà không cần sử dụng hệ thống thông gió nhân tạo. Sử dụng hệ thống ống thông gió sẽ đảm bảo sự thông thoáng, cung cấp không khí trong lành cho các căn nhà không có nhiều cửa sổ.
Ngoài ra, hệ thống này còn giúp cân bằng nhiệt độ cho căn nhà, giúp giảm bớt cảm giác ngột ngạt và mang lại sự thoải mái trong mùa hè. Trong mùa đông, hệ thống ống thông gió giảm thiểu sự ẩm ướt và phát triển của nấm mốc, giúp không gian trở nên khô ráo và sạch sẽ hơn rất nhiều.
3.3 Thiết kế ô thông gió
Hệ thống gạch lỗ thông gió sẽ giúp căn nhà thông thoáng, việc đối lưu không khí trong nhà cũng trở nên thuận tiện hơn. Các lỗ thông gió được bố trí đều và khoảng cách giữa chúng đảm bảo hiệu quả trao đổi khí tối ưu. Lưu ý rằng khi xây dựng các tường có lỗ thông gió cho nhà ống, gia chủ cần bố trí nội thất sao cho không che khuất các lỗ thông gió và vệ sinh gạch lỗ định kỳ để việc thông gió trở nên thuận tiện hơn.
3.4 Thiết kế khoảng thông thoáng giữa các phòng
Để nâng cao khả năng thông gió, nhiều chủ nhà đã thiết kế nhà ống với nhiều tầng và các phòng có kết nối thông thoáng. Thêm vào đó, để tạo ra các đường luồng không khí giữa các phòng, hãy thường xuyên mở cửa để không khí dễ dàng lưu thông qua các phòng. Nhờ đó, nhà ống không còn bị ám khói hay ngột ngạt nữa.
Có thể thấy rằng hệ thống cửa sổ là một trong những giải pháp tốt nhất để đón và xả khí. Vì vậy, nếu nhà ống của bạn có các cửa sổ thông gió, hãy thường xuyên mở chúng để mang lại không khí trong lành và thoải mái cho ngôi nhà.
Đây là một số mẹo mà Tamsudemkhuya.net đã tổng hợp về cách tăng cường đối lưu không khí trong nhà ống. Chúng sẽ giúp bạn tránh các sai lầm khi thiết kế và đảm bảo không gian sống của bạn luôn trong lành và thoáng mát!